3 kinh nghiệm xin visa thăm thân Nhật | Các giấy tờ cần chuẩn bị

xin visa thăm thân Nhật | Các tài liệu cần chuẩn bị

Bạn đang muốn sang Nhật để thăm người thân? Bạn đang có nhu cầu làm visa thăm thân Nhật Bản? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kinh nghiệm thăm thân ở Nhật ngay bây giờ nhé!

Visa thăm thân Nhật Bản 

Visa Nhật Bản là một con dấu trong hộ chiếu. Nó thể hiện rằng một cá nhân được phép nhập cảnh hợp pháp vào Nhật Bản. 

Yêu cầu xin visa thăm thân Nhật Bản

Loại visa Số lần hiệu lực Thời hạn hiệu lực

(tính từ ngày tiếp theo ngày phát hành)

Thời hạn lưu trú

(tính từ ngày tiếp theo ngày nhập cảnh Nhật)

Visa 1 lần

(Single)

1 lần Trong 3 tháng Từ 15 ngày trở lên

(Mỗi lần lưu trú ngắn hạn, giới hạn trong

90 ngày)

Visa 2 lần

(Double)

2 lần Trong 6 tháng

(đối với visa quá cảnh – transit là 4 tháng)

Visa nhiều lần

(Multiple)

Nhiều lần Từ 1 năm trở lên

(dựa theo mục đích sang Nhật)

Visa thăm thân Nhật Bản có hiệu lực không dài. Con số đúng nhất là 90 ngày. Hết 90 ngày kể từ ngày cấp, visa sẽ hết hiệu lực. Vì vậy bạn cần chú ý thời gian để về nước đúng hạn. Tránh vì hết hạn visa lại phải tiếp tục xin gia hạn.

Để xin được visa thăm thân Nhật Bản không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bạn có người thân sống và làm việc tại Nhật, bạn hoàn toàn có thể xin loại visa này. Bạn có thể nhờ người thân của mình bên đó bảo lãnh để sang đó du lịch. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo đủ điều kiện và giấy tờ hợp pháp mà đại sứ quán yêu cầu. 

Một trong những yêu cầu được coi là khá khắt khe là người thân sống tại Nhật bảo lãnh cho bạn phải có quan hệ như: vợ/ chồng, họ hàng có quan hệ huyết thống, hôn nhân trong vòng 3 đời.

Điều này thể hiện cho việc thắt chặt đối tượng nhập cảnh vào nước này. Nếu bạn có người thân là người Nhật, họ cũng có thể bảo lãnh giúp bạn sang đó. Điều đặc biệt ở đây là, nếu thỏa mãn hết các nhu cầu, người thân bên Nhật có thể mời nhiều người cùng một lúc.

Những lưu ý khi tiến hành visa thăm thân Nhật Bản 

Kinh nghiệm xin visa thăm thân Nhật | Cần chú ý gì khi xin visa thăm thân Nhật
Kinh nghiệm xin visa thăm thân Nhật | Cần chú ý gì khi xin visa thăm thân Nhật

Để xin visa thăm thân Nhật Bản, bạn cần đến Đại sứ quán của Nhật Bản tại Việt Nam. Ngoài Đại sứ quán có thể là Tổng lãnh sự Nhật Bản. 

– Nếu hồ sơ của bạn đã nộp đến và được thụ lý, khi sai sẽ không được hoàn trả lại. Điều này áp dụng với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Dù là bạn xin visa của quốc gia nào đi chăng nữa, nếu hồ sơ bạn có sai sót, bạn sẽ không được hoàn trả lại hồ sơ. Tuy nhiên hộ chiếu của người bảo lãnh bạn sang Nhật vẫn được hoàn trả lại bình thường. 

– Một điểm lưu ý tiếp theo đó là về giấy tờ trong hồ sơ. Tất cả các loại giấy tờ bạn chuẩn bị đều có giá trị hiệu lực. Thời gian là 3 tháng kể từ ngày cấp. 

Nhiều người đã bỏ qua yêu cầu này nên hồ sơ đã bị giữ lại mà visa không được cấp. Thời gian để Đại sứ quán xét duyệt hồ sơ là khoảng 1 tuần. Tuy nhiên nếu thiếu bất kì loại giấy tờ nào thì bạn cần bổ sung ngay lập tức. 

Visa thăm thân Nhật Bản có hiệu lực trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải sang đó bắt đầu từ ngày visa có hiệu lực. Bạn có thể sang đó bất cứ khi nào bạn muốn. Miễn là trong lúc visa còn có hiệu lực là được.

Các giấy tờ cần chuẩn bị

Tài liệu người xin visa chuẩn bị

1)    Hộ chiếu Bản gốc
(2)

   Tờ khai xin visa (dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×3.5cm)
□  Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký giống trùng với chữ ký trên hộ chiếu.
□  Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên.
□  Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh.
□  Hồ sơ cần xử lý trên máy, đề nghị không dập ghim.

1 bản gốc
(3)    Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng với người mời
a. Giấy khai sinh
b. Giấy chứng nhận kết hôn
c. Sổ hộ khẩu v.v.
Trình bản gốc – nộp 1 bản photocopy
(4)    Tài liệu chứng minh năng lực chi trả kinh phí chuyến đi
a. Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
b. Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan nhà nước cấp v.v.
1 trong các giấy tờ này (bản gốc)
(5)    Giấy tờ xác nhận đặt chỗ máy bay hoặc hành trình

     □ Vé tàu cũng được chấp nhận.
     □ Khuyến cáo không được mua vé khi chưa nhận được visa.
     □ Hành trình không phải là văn bản mà người xin visa/người mời làm mà là bản in “hành trình bay” trong đó có ghi thông tin ngày xuất phát/đến nơi, thời gian, họ tên, địa điểm xuất phát/đến nơi.
1 bản gốc

Tài liệu phía mời bên Nhật chuẩn bị

Người mời – Người bảo lãnh phải đang cư trú dài hạn thực tế ở Nhật Bản.

   Giấy lý do mời

□  Trong phần mục đích nhập cảnh, không chỉ ghi chung chung là “thăm thân” mà hãy ghi hoạt động cụ thể tại Nhật Bản.
□  Trường hợp có từ 2 người trở lên đồng thời xin visa, hãy kèm theo danh sách người xin visa.

1 bản gốc
(2)    Trong trường hợp sau cần Bản sao sổ hộ khẩu
a. Trường hợp người mời là người Nhật
b. Trường hợp vợ/ chồng của người mời là người Nhật
1 bản gốc
(3)

    Lịch trình

     □ Phía mời bên Nhật bắt buộc phải làm tài liệu này. Nếu Đại sứ quán nhận định là phía người xin visa làm tài liệu này sẽ từ chối cấp visa.
     □ Bắt buộc phải điền ngày nhập cảnh, ngày xuất cảnh Nhật Bản. Bắt buộc điền tên chuyến bay và sân bay xuất nhập cảnh nếu đã quyết định.
     □ Lịch trình cần viết theo từng ngày. Không chỉ ghi tên thành phố chung chung như “Tokyo”, “Kyoto” mà cần ghi cụ thể địa điểm và nội dung hoạt động thực tế.
     □ Hãy điền cụ thể nơi sẽ nghỉ lại (trường hợp khách sạn ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại).
1 bản gốc

【3】 Tài liệu phía mời bên Nhật cần chuẩn bị thêm trong trường hợp chi trả kinh phí

(1)
   Giấy chứng nhận bảo lãnh
Chú ý nếu giấy chứng nhận bảo lãnh bị thiếu bất kỳ một mục nào đó sẽ không được chấp nhận.
1 bản gốc
(2)    Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của phía bảo lãnh 
a. Giấy chứng nhận nộp thuế do chủ tịch thành phố, quận huyện, phường xã cấp
            (Tài liệu ghi tổng thu nhập gần nhất)
b. Giấy chứng nhận thu nhập do chủ tịch thành phố, quận huyện, phường xã cấp
            (Tài liệu ghi tổng thu nhập gần nhất)
c. Giấy chứng nhận nộp thuế do sở thuế cấp
d. Bản sao giấy đăng ký nộp thuế (bản có đóng dấu thụ lý của sở thuế)
・ Trường hợp nộp thuế trực tuyến thì dùng bản “Thông báo thụ lý” và bản “Đăng ký nộp thuế”
e. (Cũng có trường hợp Đại sứ quán yêu cầu) Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng      Giấy chứng nhận nguồn thu nhập không được chấp nhận.
1 trong các giấy tờ (bản gốc)
(3)    Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)

   Trường hợp người bảo lãnh là người không có quốc tịch Nhật, cần chuẩn bị loại phiếu không giản lược các hạng mục ghi chú ngoài hạng mục my number và code phiếu công dân. Ngoài ra cần trình nộp bản photocopy 2 mặt thẻ ngoại kiều còn hiệu lực.
1 bản gốc

Mẹo mang hành lý khi sang thăm thân Nhật

Sang thăm người thân ở Nhật sẽ là một chuyện vô cùng quan trọng. Có lẽ bạn sẽ cần mang theo thật nhiều hành lý. Trong đó, ngoài quần áo, đồ dùng cá nhân và những giấy tờ cần thiết, bạn cũng sẽ dành phần lớn không gian để chứa thực phẩm, món quà biếu tặng người thân ở xa.

Tuy nhiên, hành lý quá cồng kềnh không chỉ gây khó khăn cho việc di chuyển, đi lại mà còn có khả năng khiến bạn phải mất thêm kha khá tiền phí ký gửi. Để giảm thiểu tối đa trọng lượng và diện tích lưu trữ của hành lý, bạn nên hút chân không quần áo, vật dụng, thực phẩm… Việc này không chỉ giúp cho việc bảo quản được an toàn, không gây mùi mà còn tiết kiệm đến 75% không gian và giảm đáng kể trọng lượng hành lý.

Nếu bạn chưa biết nên hút chân không thế nào, hãy liên hệ cho FAMI – Địa chỉ hút chân không uy tín tại HCM, Hà Nội.

Tham khảo thêm nếu bạn cần gửi hàng đi Nhật cho bạn thân, bạn bè, đối tác: Gửi hàng đi Nhật giá rẻ, uy tín tại Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Đánh giá post