9 NHÓM HÀNG HÓA NGUY HIỂM CHO HÀNG KHÔNG THEO IATA

Các hàng hoá nguy hiểm cho hàng không
Theo hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA thì có 9 nhóm hàng hóa nguy hiểm cần phải lưu ý khi thực hiện việc giao nhận vận chuyển đường hàng không.
Hàng hóa nguy hiểm là loại hàng hóa có chứa những chất nguy hiểm trong quá trình chuyển phát. Loại hàng này có khả năng gây ra những nguy hại lớn cho tính mạng con người, cho môi trường, nguy hiểm hơn là an ninh quốc gia.
Có 9 nhóm hàng nguy hiểm nằm trong danh mục hàng hóa nguy hiểm IATA quy định, bao gồm:
Các hàng hoá nguy hiểm cho hàng không

NHÓM 1: THUỐC NỔ (EXPLOSIVES)

  • Dựa theo mức độ nguy hiểm hoặc theo sức phá nổ của loại chất nổ mà người ta sẽ phân theo 6 nhóm nhỏ như sau: Division 1.1, Division 1.2, Division 1.3, Division 1.4, Division 1.5 và Division 1.6.
  • Để FAMI lấy ví dụ cho các bạn hình dung nha, chẳng hạn về việc phân nhóm như khi nổ trong một ngôi nhà thì có thể gây ra sụt nhà, hoặc chỉ nổ nghe như tiếng pháo…
  • Và trong 6 phân nhóm đó thì tiếp tục chia thành các nhóm nhỏ hơn đánh theo bảng chữ cái A, B, C, D…Chẳng hạn như: 1.1A, 1.3B, 1.4S…Hầu hết thì các loại chất nổ này đều bị cấm vận chuyển trên máy bay chở hành khách cũng như máy bay chở hàng.
  • Chỉ có duy nhất loại đạn dành cho súng bộ binh có mã 1.4S là được một số hãng hàng không chấp nhận chở trên máy bay chở khách, còn lại phải dùng phải máy bay chở hàng.

NHÓM 2: CHẤT KHÍ (GASES)

Được phân thành 3 nhóm bao gồm:
  • Bật lửa gas, bình khí gas…được gọi chung là Division 2.1.
  • Bình oxy dễ thở gọi là Division 2.2
  • Chất khí độc gọi là Division 2.

NHÓM 3: CHẤT LỎNG DỄ CHÁY (FLAMMABLE LIQUID)

Bao gồm: sơn, dầu, xăng, cồn, loại rượu có nồng độ cồn cao,…

NHÓM 4: CHẤT RẮN DỄ CHÁY

Các chất có khả năng tự bùng cháy; các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy
Trong nhóm hàng hóa nguy hiểm này người ta phân thành 3 nhóm nhỏ bao gồm:
  • Division 4.1 – Chất rắn dễ cháy: Bao gồm Các loại bột kim loại, chất gây cháy khi có tác động bởi sự thay đổi của nhiệt độ. Loại này thì hầu hết sẽ bị cấm vận chuyển bằng máy bay.
  • Division 4.2 – Chất có khả năng tự bốc cháy: Như phốt pho trắng.
  • Division 4.3 – Chất phản ứng khi nước tiếp xúc sẽ phát ra khí dễ cháy.

NHÓM 5: CHẤT OXY HÓA VÀ CHẤT PE-RO-XIT HỮU CƠ

Loại này sẽ chia thành 2 nhóm nhỏ bao gồm
  • • Division 5.1 – Chất oxi hóa.
  • • Division 5.2 – Chất hữu cơ có chứa oxi.
Đối với nhóm này chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ.

NHÓM 6: CHẤT ĐỘC VÀ CHẤT LÂY NHIỄM

Loại này sẽ chia thành 2 nhóm nhỏ bao gồm
  • Division 6.1 – Chất độc, chẳng hạn như thuốc trừ sâu.
  • Division 6.2 – Chất lây nhiễm, bao gồm các loại virus gây bệnh cho con người hoặc động vật như virus H5N1 trên gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn hoặc các mẫu bệnh phẩm ở động vật hoặc ở trên người cần phải xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm.

NHÓM 7: CHẤT PHÓNG XẠ.

Nhóm này bao gồm các trang thiết bị y tế như máy chiếu, máy chụp và một số thiết bị của ngành dầu khí..

NHÓM 8: CHẤT ĂN MÒN.

Nhóm này bao gồm pin, ắc quy, axit…

NHÓM 9: HÀNG NGUY HIỂM KHÁC.

Bao gồm các chất nguy hiểm ngoài 8 nhóm kể trên như đá khô, oto, xe máy, động cơ, pin lithium,….
Mong rằng bài viết trên cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu thêm về những loại hàng hóa nguy hiểm trong vận tải hàng không quốc tế nhé!!!! :))))
#guihangdimychuyennghiep
#cuocphiguihangquocte
#famiexpress

 

Đánh giá post