Vận chuyển hàng hoá quốc tế có những phương thức nào? Hãy cùng Famiexpress tìm hiểu về 05 hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế ở Việt Nam:

1. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BỘ (ROADWAYS)
· Vận chuyển đường bộ thì thường thông qua phương tiện chủ yếu là ô tô hoặc xe tải, tuy nhiên hình thức này lại không được sử dụng nhiều trong vận tải quốc tế bởi còn phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý giữa các quốc gia.
· Ưu điểm: vận chuyển bằng đường bộ chỉ thích hợp với vận chuyển hàng hóa có khối lượng không quá lớn, cự li vận chuyển ngắn và trung bình, hàng hóa yêu cầu tốc độ giao hàng nhanh.
· Nhược điểm: hình thức này ngày nay vẫn chủ yếu phục vụ cho chuyên chở nội địa, còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế thì bị hạn chế rất nhiều.
2. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG SẮT (RAILWAYS)
· Hiện nay khoảng 120 quốc gia trên thế giới có đường sắt với tổng chiều dài trên 2 triệu km. Những nước có đường sắt dài nhất phải kể đến Mỹ, Nga, Canada, Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Đức,…
· Trên thế giới có hai hệ thống vận tải đường sắt quốc tế: một ở các nước Tây Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ theo Công ước quốc tế về vận tải đường sắt CIM, hệ thống thứ hai ở Châu Á, Nga, Đông Âu theo Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế SMGS.
· Ưu điểm: năng lực vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển nhanh, thích hợp cho vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, giá thành thấp.
· Nhược điểm: với vận tải đường sắt thì chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường cao, tính chất linh hoạt kém.
3. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (AIRWAYS)
· Vận tải hàng không là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
· Mặc dù chỉ vận chuyển khoảng 1% khối lượng hàng hóa quốc tế nhưng đối với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, hàng khẩn cấp,…vận tải hàng không đứng ở vị trí số 1.
· Ưu điểm: không mất chi phí xây dựng tuyến đường, tốc độ rất cao, an toàn và đều đặn.
· Nhược điểm: giá cước cao, không thích hợp cho việc vận chuyển các loại hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh cũng như đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng lớn.
4. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG THỦY (WATERWAYS)
· Vận chuyển bằng đường thủy không chỉ có vận tải biển (Ocean Shipping) mà còn có vận tải thủy nội địa (Inland water transport). Có thể nói vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới khoảng 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế.
· Ưu điểm: là có năng lực vận chuyển lớn, giá thành vận tải biển rất thấp, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp, thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa (đặc biệt thích hợp với các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như than đá, ngũ cốc, quặng, dầu mỏ…).
· Nhược điểm: vận tải biển lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện hàng hải, thiên nhiên thời tiết, lại có tốc độ tương đối thấp nên khả năng xảy ra rủi ro cao hơn.
5. PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG ỐNG (PIPELINE TRANSPORT)
· Đây là con đường an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hóa lỏng (xăng, dầu, gas, hóa chất). Chi phí vận hành không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường, trừ trường hợp ống bị vỡ hoặc rò rỉ.
· Ưu điểm: khả năng vận chuyển liên tục 24h/365 ngày trong một năm và không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.
· Nhược điểm: cho tới nay, vận chuyển bằng đường ống chỉ giới hạn bởi chi phí ban đầu rất lớn và thiết kế phức tạp (xây dựng đường ống, trạm bơm, trạm điều khiển và kiểm soát). Vận tốc trung bình của phương tiện này khá chậm, khoảng 5 – 7 km/h phương thức vận chuyển bằng đường ống khá đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu,…phục vụ cho đối tượng đặc biệt như các công ty đa quốc gia, hoặc Công ty Nhà nước lớn.
#cuocphiguihangquocte
#guihangdimychuyennghiep
Xem thêm: